THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ĐỢT 1 NĂM 2023
Căn cứ Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ;
Căn cứ Quyết định số 5005/QĐ-HVN ngày 19/10/2021 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Học viện) thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2023 như sau:
Ngành và định hướng đào tạo
1. Các ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng
Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Kế toán, Khoa học cây trồng, Khoa học môi trường, Kinh tế nông nghiệp, Kỹ thuật điện, Phát triển nông thôn, Quản lý kinh tế, Quản lý đất đai, Quản trị kinh doanh, Thú y, Công nghệ thực phẩm, Nuôi trồng thuỷ sản.
2. Các ngành chỉ đào tạo theo định hướng nghiên cứu
Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa học đất.
3. Ngành chỉ đào tạo theo định hướng ứng dụng
Chăn nuôi – Thú y.
Chỉ tiêu tuyển sinh
Căn cứ vào năng lực đào tạo chỉ tiêu tuyển sinh của nhóm ngành như sau:
TT |
Nhóm ngành |
Ngành |
Chỉ tiêu cả năm |
1 |
3 |
Kế toán, Quản trị kinh doanh |
64 |
2 |
4 |
Công nghệ Sinh học, Khoa học môi trường |
24 |
3 |
5 |
Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Di truyền và chọn giống cây trồng; Chăn nuôi; Chăn nuôi – Thú y; Công nghệ thông tin; Công nghệ thực phẩm; Kinh tế nông nghiệp; Kỹ thuật điện; Nuôi trồng thủy sản; Phát triển nông thôn; Thú y; Khoa học đất |
243 |
4 |
7 |
Quản lý đất đai |
501 |
Quản lý kinh tế |
|||
|
Tổng |
832 |
Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo của chương trình đào tạo 60 tín chỉ là 2 năm theo hình thức chính quy và 2,5 năm theo hình thức hình thức vừa làm vừa học; đối với chương trình đào tạo 46 tín chỉ với người có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ (Các ngành: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện, Thú y) là 1,5 năm theo hình thức chính quy và 2 năm theo hình thức vừa làm vừa học.
Lớp học chỉ được mở khi có 5 học viên trở lên; trong trường hợp lớp học ít hơn 5 học viên, kết quả trúng tuyển được bảo lưu sang học kỳ tiếp theo.
.
Điều kiện đăng ký dự thi - Phương thức tuyển sinh - Chính sách ưu tiên
Thí sinh có đủ điều kiện dưới đây sẽ được đăng ký dự thi:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành đúng, ngành phù hợp; Đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu; văn bằng giáo dục đại học do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
b) Đã tốt nghiệp ngành ngành gần hoặc ngành khác (nếu có) đối với ngành đăng ký dự tuyển và đã hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức theo quy định của Học viện (Danh mục ngành gần, ngành khác tại Phụ lục 1).
c) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
– Hình thức đánh giá: Đối với ứng viên có hồ sơ đủ điều kiện, kết quả đánh giá thông qua bài luận và phỏng vấn trực tiếp
– Thang điểm xét tuyển: 100 điểm, chi tiết theo quy định (Phụ lục 3);
a) Đối tượng ưu tiên: (1) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; (2) Con liệt sĩ; (3) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; (4) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên, người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh trình độ đại học hiện hành; (5) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
b) Mức ưu tiên: Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 5 điểm (thang điểm 100) vào tổng điểm xét tuyển.
Thời gian tuyển sinh
TT |
Nội dung |
Đợt 1 |
Đợt 2 |
Đợt 3 |
Đợt 4 |
1 |
Nhận hồ sơ xét tuyển |
Từ 30/01/2023 |
Từ 28/03/2023 |
Từ 01/06/2023 |
Từ 29/08/2023 |
2 |
Đánh giá năng lực Tiếng Anh (đối với thí sinh chưa có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo điểm a, b, c khoản 2 Mục IV) |
24,25/03/2023 |
26,27/05/2023 |
25,26/08/2023 |
24,25/11/2023 |
3 |
Phỏng vấn trực tiếp theo tiểu ban chuyên môn |
26/03/2023 |
28/05/2023 |
27/08/2023 |
26/11/2023 |
Địa điểm - Thời gian nộp hồ sơ - Lệ phí tuyển sinh - Học phí đào tạo
– Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội (Phòng 121, Nhà Hành chính)
– Đăng ký học bổ sung Tiếng Anh đầu vào và đầu ra, chi tiết liên hệ ThS. Vũ Thị Khánh Toàn, ĐT/Zalo: 0977-311-338 / 024-6261-7520.
– Lệ phí tuyển sinh: 1.300.000 đồng/người dự tuyển. Lệ phí ôn thi và thi tiếng anh đầu vào: 600.000 đồng/người dự tuyển (trong đó, lệ phí ôn thi: 300.000 đồng/người dự tuyển; lệ phí thi: 300.000 đồng/người dự tuyển). Người dự tuyển nộp trực tiếp tại Ban Tài chính và Kế toán, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Phòng 108, Nhà Hành chính, ĐT: 024-6262-7541).
– Tùy thuộc vào ngành và chương trình đào tạo, học phí tính theo tín chỉ năm 2022-2023 của Học viện như sau:
+ Đối với học viên là người Việt Nam: từ 700.000 đ – 890.000đ/tín chỉ
+ Đối với LHS Lào và Campuchia: từ 1.118.000 đ – 2.011.000 đ/tín chỉ
+ Đối với LHS các nước khác: từ 1.341.000 đ – 2.414.000 đ/tín chỉ.
Chi tiết liên hệ theo số điện thoại: 0977.311.338 / 024 62 617 520.
Thông tin liên hệ
Chi tiết liên hệ theo số điện thoại: 0977 311 338 / 024 62 617 520